Lịch: Thứ 2 - Thứ 7 - 8:00 - 18:00, Chủ Nhật - 8:00 - 14:00
Lịch: Thứ 2 - Thứ 7 - 8:00 - 18:00, Chủ Nhật - 8:00 - 14:00
Hỏi Đáp
Chế độ ăn khi mang mắc cài ?
Các loại thức ăn cứng: |
Thức ăn mềm có thể ăn khi mang mắc cài như :
1. Hoa quả mềm như : nho, quýt, kiwi…
2. Rau xanh : có thể hấp để làm mềm rau
3. Sữa chua và phô mai
4. Thịt mềm : gà hầm, thịt xay, hải sản mềm
5. Tráng miệng : pudding, sốt táo, kem, sinh tố
6. Bánh mì mềm : bích qui, bánh bông lan, pancake
7. Trứng
Thực phẩm tốt cho men răng
1. Thực phẩm giàu canxi : sữa, sữa chua, phô mai, broccoli, kale, okra, đậu phụ
2. Thực phẩm giàu protein : thịt mềm, đậu phụ, trứng, đậu quả hay protein shake
3. Phô mai : giàu can xi và giảm độ axit trong miệng,ngừa sâu răng
4. Kẹo không đường : kích thích sản sinh nước bọt, giảm sâu răng, tăng lợi khuẩn trong miệng.
Ở độ tuổi nào thì trẻ cần đến khám chỉnh hình ?
Thời điểm tốt nhất để khám chỉnh hình là từ 6 đến 8 tuổi. Lí do chính cho việc thăm khám này là nhằm đánh giá các vấn đề phát triển về xương, hàm, sự mọc răng của trẻ cùng với các vấn đề phát triển khác ở trong miệng. Khi chúng ta chủ động trong việc điều trị chỉnh hình,chúng ta có thể tạo khoảng cho những răng mới đang mọc hoặc làm cho hàm thẳng hơn.Điều trí sớm luôn tạo điều kiện cho một kế hoạch điều trị dễ dàng hơn trong tương lai.
Nếu không có nhu cầu điều trị ở giai đoạn này,trẻ sẽ được bác sĩ đặt hẹn tái khám hàng năm.
Có thể nhai kẹo cao su khi đang đeo mắc cài ?
Rất nhiều bệnh nhân chỉnh nha nhai kẹo cao su khi đeo mắc cài. Trẻ con thường nói”Con đã nhai rất nhiều kẹo cao su và nó không làm bung cái mắc cài nào cả”.Có thể,nha kẹo không làm bong mắc cài,nhưng có thể làm bẻ cong dây.Vì sao?
Đầu tiên,nhai kẹo sẽ làm cong dây. Nếu một dây cung thẳng được đặt vào trong miệng nhằm di chuyển răng và bạn nhai kẹo cao su,bạn có thể làm cong dây cung một cách trầm trọng. Khi dây bị bẻ cong,răng sẽ di chuyển theo đường cong đó. Khi đó,khi bạn đến khám,bác sĩ chỉnh hình sẽ thấy vấn đề sai lệch và thay loại dây khác. Hơn nữa,nếu bạn nhai kẹo cao su,điều này chắc chắn sẽ kéo dài thời gian điều trị.
Cũng như vậy,khi răng được sắp thẳng hàng,thì càng ít áp lực,răng càng di chuyển tốt hơn. Nhưng nếu bạn nhai keo cao su,mọi lúc,mọi nơi,răng của bạn sẽ đau lâu hơn bởi vì bạn đang làm răng di chuyển một cách sai lệch. Bác sĩ chỉnh hình răng lại tiếp tục đặt một lực làm cho răng quay lại vị trí trước đó. Do vậy,bạn sẽ gặp nhiều phiền toái hơn thông thường.
Có cần đợi cho trẻ thay hết răng sữa rồi mới bắt đầu điều trị nắn chỉnh răng ?
Rất nhiều bậc phụ huynh đợi cho trẻ thay răng hết rồi mới bắt đầu cho trẻ đi chỉnh răng. Điều này là không đúng. Vì sao vậy ?
1. Một số răng vĩnh viễn lớn hơn răng sữa mà chúng thay thế. Khi điều trị bằng mắc cài giúp cho khoảng mọc răng rộng hơn,răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí hơn. Ví dụ như răng nanh hàm trên.Nếu không đủ chỗ mọc,nó sẽ mọc vào vị trí sai lệch,còn được gọi là răng khểnh. Trong trường hợp răng chen chúc,răng nanh sẽ mọc về hướng khẩu cái. Nhưng lợi/vùng khẩu cái rất dày,răng không tự chui ra được và trờ thành răng ngầm. Trong khi nếu đeo mắc cài trước sớm đó,thì sẽ tạo được khoảng quanh răng sữa và tạo được chỗ cho răng mọc.
Bilaterally Congenitally Missing Lower 2nd Premolars
2. Một số bệnh nhân không có răng vĩnh viễn( thiếu răng). Quan sát phim X sẽ thấy.Cả răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới bên phải và trái đều thiếu. Khoảng 10% dân số bị thiếu răng nguyên phát. Răng thiếu thường gặp là răng cửa bên hàm trên,răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới hoặc răng cối lớn thứ 3(răng khôn). Trong trường hợp bệnh nhân thiếu răng vĩnh viễn,răng sữa sẽ không bị tiêu. Vì vậy,chúng ta không nên chờ đợi răng sữa rụng.
3. Một số trẻ mọc răng trễ hơn so với lứa tuổi. Đa số bệnh nhân bắt đầu điều trị chỉnh hình từ 10 đến 12 tuổi. Đây là khoảng thời gian lí tưởng nhất bởi vì đây là thời gian tăng trưởng mà bác sĩ chỉnh hình có thể nắm bắt được để tạo khoảng cho các răng mọc hay là có thể tác động đến sự phát triển của xương hàm một cách hợp lí. Nếu bệnh nhân thay răng muộn,và bắt đầu điều trị vào năm 13 tuổi hoặc trễ hơn. Chúng ta sẽ không sử dụng được những giá trị của sự tăng trưởng mang lại.
Có lẽ sẽ có vài lí do nữa mà bác sĩ chỉnh hình muốn điều trị cho con bạn khi con bạn vẫn trong thời kì răng hỗn hợp. Hãy bàn bạc với bác sĩ chỉnh hình của bạn sớm để có kế hoạch điều trị tốt nhất.
Thun được loại bỏ và thay thế như thế nào ?
Khi bạn tái khám,bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ để loại bỏ thun ra khỏi mắc cài.Sau đó,bác sĩ sẽ quyết định thay dây cung hay không rồi sẽ đeo thun màu trở lại lên mắc cài.Thật đơn giản!
Vào mùa xuân,chúng ta thấy bệnh nhân có xu hướng chọn gam màu pastel.Một số bệnh nhân lại chọn màu của đội bóng,hoặc ca sĩ,diễn viên ưa thích.Dịp Haloween,màu phổ biến nhất là màu vàng cam và màu đen.Vào dịp giáng sinh thì bệnh nhân lại ưa chọn màu xanh,đỏ.
Nếu bạn không muốn chọn những màu dễ lộ,bạn có thể chọn màu thun trong hoặc màu bạc.Những màu này giống với màu mắc cài,kim loại hoặc sứ.
Đây là một điều thú vị và vô cùng sáng tạo của việc điều trị nắn chỉnh răng!
Làm thế nào để trẻ ngưng mút tay ?
Trẻ có thói quen mút tay có thể sinh ra những thay đổi lớn tới sự phát triển của xương hàm. Thói quen này rất khó để loại bỏ. Do là trẻ thích thú với việc mút ngậm ngón tay của chúng hoặc là ngón tay rất dễ để đưa vào miệng,nên có nhiều phụ huynh cố gắng loại bỏ thói quen này cho trẻ bằng cách: đeo chụp ngón tay,sơn móng tay có vị lạ/dở nhằm cho trẻ ngưng đưa tay vào miệng. Nhưng nhiều phụ huynh đã thất bại và trẻ vẫn tiếp tục mút ngón tay.
Một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm khi trẻ mút ngón tay:
1. Sự phát triển của hàm dưới chậm lại theo hướng ra trước.
2. Sự phát triển quá mức của hàm trên theo hướng ra trước tạo ra độ cắn chìa lớn.
3. Như vậy,xương hàm trên trở nên hepjtheo chiều ngang,gây nên cắn chéo.
4. Răng cửa hàm trên có thể nhô về phía trước quá mức.
5. Bệnh nhân có xu hướng cắn hở răng trước.
Tất cả những điều trên đây sẽ giảm bớt nếu trẻ ngưng mút tay sớm.Nếu bạn quan sát thấy trẻ bắt đầu mút ngón tay thì bạn hãy cố gắng hạn chế bằng cách cho trẻ ngậm núm vú giả.Vật này sẽ không làm hại hay ảnh hưởng xấu như việc mút ngón tay gây nên.
Nếu chúng ta ngưng việc mút tay ở trẻ,răng của trẻ sẽ mọc và cắn hở răng sẽ biến mất dần dần.Mặt khác,răng sẽ mọc đúng vị trí khi thói quen mút tay dừng lại.
Đôi khi ở một đứa trẻ,khi chúng bắt đầu đến trường,chúng sẽ ngưng thói quen mút tay bởi vì xấu hổ.Một số khác thì không.Một trong những khí cụ mà bác sĩ chỉnh hình có thể dung để loại bỏ thói quen mút tay là khí cụ chặn thói quen ngón tay.
Khí cụ chặn thói quen ngón tay gồm một đoạn dây nối với răng hàm lớn thứ nhất theo cách mà trẻ khó đưa ngón tay vào trong miệng.Khí cụ này không sắc và không gây tổn hại gì đến trẻ.Nhưng vấn đè chính ở đây là thời gian,lưới chặn ngón tay đủ để trẻ ngưng thói quen mút,ngậm.Bạn sẽ thấy kết quả tốt nếu trẻ thực sự muốn loại bỏ thói quen này.Ngay khi trẻ ngưng thói quen, chúng ta sẽ để khí cụ trong miệng trẻ khoảng 3 tháng trước khi tháo chúng ra khỏi miệng trẻ.
Đau bao lâu sau khi mang mắc cài ?
Khi bệnh nhân mang mắc cài lần đầu,bạn sẽ cảm thấy đau và khó chịu. Thời gian thông thường để làm quen với việc này thường là một tuần hay ít hơn. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhất vào ngày thứ hai sau khi gắn mắc cài.Với mỗi lần tái khám hàng tháng,sau lần đầu tiên, răng của bạn có thể đau một hoặc hai ngày, vì vậy tuần đầu tiên sau khi mang mắc cài là vất vả nhất.
Một số nha sĩ sẽ chỉ gắn mắc cài mà không đeo dây cho bạn ở lần đầu tiên, như vậy có lẽ thời gian làm quen với việc mang mắc cài sẽ tăng lên. Cách tốt nhât để làm quen với việc đeo mắc cài là mang cả dây và mắc cài cùng lúc, khi ấy bạn sẽ cảm thấy dễ chịu nhanh hơn.
Bạn sẽ thấy khó chịu khi nhai đồ ăn,vì vậy bạn nên chọn những đồ ăn mềm như đồ ăn hầm,ninh nhừ, cháo,sữa…. Cơn đau sẽ dai dẳng âm ỉ chứ không phải đau chói khi ăn nhai. Cũng như thế,ở giai đoạn đầu,sự tiết nước bọt trong miệng sẽ tăng lên trong một thời gian ngắn.
Tôi cần làm gì để giảm đau khi mang mắc cài ?
Sử dụng Sáp. Nha sĩ sẽ đưa sáp cho bạn để đặt lên mắc cài và dây cung.Bạn tìm xem ở mặt trong của môi có chỗ nào bị rát,đặt một ít sáp lên vùng mắc cài tương ứng và để qua ngày.Dần dần,môi của bạn sẽ quen với mắc cài,sau đó,có thể bạn sẽ không cần dừng đến sáp nữa.Sử dụng sáp ở giai đoạn đầu điều trị rất hữu ích. |
Trước khi ăn,bạn có thể lấy sáp ra nhưng thường thì sáp rất ấm và mềm,khó lấy ra,hãy để nguyên như vậy,nếu bạn ăn phải sáp thì nó cũng không làm bạn đau.
Thoải mái đến trường/công sở. Một số bậc phụ huynh nghĩ rằng không nên để trẻ đến trường sau khi gắn mắc cài.Đừng như vậy.Hãy để chúng ở trường lớp và thoải mái quên đi ý nghĩ đang đeo mắc cài. Kể cả với người lớn,giữ mọi thứ bình thường. Đeo mắc cài không làm hại gì bạn cả.
Dùng đồ ăn mềm. Hãy ăn thức ăn mềm mà bạn thích.Mang theo vào bữa trưa.Nếu ăn đồ cứng thì bạn nên cắt nhỏ sẵn vì lúc đầu có thể răng trước của bạn không xé nhỏ thức ăn được.
Không nằm đè lên mặt. Một số người nằm ngủ đè lên dạ dày.Nếu bạn nằm đè lên mặt,bạn sẽ để môi đè lên mắc cài sẽ gây đau răng và môi.Hãy cố gắng ngủ nằm ngửa hoặc tránh đặt áp lực lên môi và mắc cài.
Sử dụng thuốc giảm đau. Hãy chắc chắn việc sử dụng thuốc là phù hợp với tuổi và trọng lượng của trẻ.
Đừng tự tháo/gỡ mắc cài Bệnh nhân hay tự tháo gỡ mắc cài được gọi là “sát thủ tháo mắc cài” . Họ cố giảm sự bất tiện bằng cách tháo loại bỏ dây cung hoặc bẻ cong chúng.Nếu dây cung kgoong đúng chỗ,răng sẽ không di chuyển. Không nên tư tiện chạm vào hoặc tháo gỡ mắc cài.Nếu bạn tự tháo bỏ,thời gian điều trị sẽ tăng lên.
Bằng mọi cách,nha sĩ sẽ cố gắng di chuyển răng của bạn mà không gây ra quá nhiều sự đau đớn.Nha sĩ sẽ dung dây đặc biệt để giảm sự phiền toái.Ví dụ như,dây ni ti sẽ đặt một áp lực nhẹ lên răng cho đến khi răng thẳng hàng mà không gây phiền toái.Cũng như vậy,nếu bạn nghĩ một trong số móc/hook cần điều chỉnh bởi vì nó chọc vào môi,hãy bôi sáp lên hoặc đến gặp nha sĩ để điều chỉnh,bẻ cong hook cho bạn.
Răng của bạn sẽ đau khi nó di chuyển.Chúng tôi không thể loại bỏ nhưng chúng tôi có thể làm bạn thoải mái hơn bằng cách sử dụng những lời khuyên trên.
Màu gì cho mắc cài ?
Điều thú vị của việc điều trị nắn chỉnh răng là màu sắc của mắc cài như:xanh đỏ tím vàng..từ màu trong,màu pastel đến màu đậm.Tất cả các màu sắc này đều có thể trang trí lên mắc cài của bạn bằng các thun đơn nhiều màu. |
|
Mắc cài,cái mà gắn lên từng răng,bao gồm phần khe và phần cánh.Dây cung sẽ đi xuyên qua các khe sau đó các thun đơn giữ dây cài tại vị trí cánh của mắc cài.Như vậy,khi bệnh nhân đến điều trị thường quy,những thun đơn này sẽ được lấy bỏ và thay thế.Có nghĩa là bạn có thể thay đổi màu trên mắc cài hàng tháng. | |
Bệnh nhân thực sự rất sáng tạo trong việc sử dụng màu sắc.Một số người thích xen kẽ màu trên răng.Một số thích dùng một màu trong khi một số lại thích nhiều màu trên tất cả mắc cài,tức là mỗi răng một màu. | |
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐEO HÀM CHỈNH NHA THÁO LẮP
Hàm tháo lắp là loại hàm bênh nhân có thể tự tháo ra và lắp vào,như vậy bạn cần lưu ý đeo hàm theo đúng chỉ định về thời gian và cách thức đeo hàm. Hàm chỉnh nha tháo lắp được làm từ nhựa với dây cung kim loại, và được thiết kế phù hợp với từng loại sai hình khớp cắn của mỗi bệnh nhân. Và vì vậy,bạn cần lưu ý những
Chế Độ Ăn:
Hạn chế sử dụng những thực phẩm và đồ uống có chứa đường,và acid,vì nếu sử dụng nhiều và liên tục,răng của bạn sẽ bị sâu hay có thể để lại những dấu vết ở trên răng. Chúng tôi cũng khuyên bạn không nên uống nước hoa quả vì chúng chứa hàm lượng đường và acid cao.
Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng ,hoặc bạn có thể cắt ra thành từng miếng nhỏ và nhai bằng răng sau.Những đồ ăn dính,dai ,dẻo cũng có thể làm biến dạng hoăclàm gẫy khí cụ, vì thế chúng tôi cũng khuyên bạn hạn chế sử dụng những thực phẩm này.
Vệ Sinh Răng Miệng:
Chúng tôi thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng,nhằm dự phòng những sang thương sâu răng sớm ( đốm trắng).
Sử dụng bàn chải người lớn,tăm nước,chỉ nha khoa… để loại bỏ thức ăn và mảng bám ra khỏi răng và khí cụ hàng ngày Viên thuốc phát hiện mảng bám là một cách hữu ích nhằm kiểm tra cách đánh răng của bạn có đúng cách không,bạn có thể dễ dàng tìm mua thuốc này ở các hiệu thuốc.
Đau:
Những ngày đầu tiên mang khí cụ tháo lắp,bạn có thể cảm thấy đau,căng ,tức vùng răng bị tác động bởi khí cụ. Sự đau này sẽ hết sau vài ngày. Nếu quá đau,hãy liên lạc lại cho nha sĩ của bạn để được kiểm tra lại.
Phát Âm:
Bạn có thể cảm thấy buồn nôn ,khó phát âm và tăng tiết nước bọt trong vài ngày đầu mang khí cụ. Tuy nhiên, những điều này sẽ trở lại bình thường sau một hoặc hai ngày.
Cách Sử Dụng Hàm: |